Năm tân đại khoa đồng hương và đồng khoa được xếp theo thứ tự như sau:
1. Ông Phạm Tuấn : Tiến sĩ đệ nhị giáp, người lớn tuổi nhất, cử nhân xuất thân, đương nhiệm chức Ðốc Học tỉnh Quảng Nam, quê quán làng Xuân Ðài, tổng Phú Khương Thượng (GòNổi, PhùKỳ) phủ Ðiện Bàn, trú quán làng Bến Ðền
2. Ông Phạm Liệu:Tiến sĩ đệ nhị giáp, người nhỏ tuổi nhất, quê quán làng Trừng Giang, tổng Phú Khương Thượng (Gò Nổi,Phù Kỳ), phủ Ðiện Bàn.
3. Ông Phan Quang:
Tiến sĩ đệ tam giáp,quê quán làng Bàng Lãnh, tổng Phú Khương Thượng (Gò-Nổi Phù Kỳ), phủ Ðiện Bàn, trú quán làng Phước Sơn, huyện Quế Sơn.
4. Ông Dương Hiển Tiến:
Phó bảng, quê quán làng Cẩm Lậu, tổng An Nhơn, phủ Ðiện Bàn.
5. Ông Ngô Lý:
Phó bảng, quê quán làng Cẩm Sa, tổng Phú Triên, phủ Ðiện Bàn.
Vua Thành Thái (1889-1907) khi đó bèn ban cho cây cờ có thêu chữ lớn
Ngũ Phụng Tề Phi
Theo ông Đặng Tiến (GS sử học) chuyện này không có sử sách nào ghi lại mà chỉ lưu truyền ở dân gian. Nhất là những đoàn hát bội ở Trung bộ lấy đó làm vẻ vang truyền tụng nhằm vinh danh xứ Quảng.
Cũng Theo ông Đặng Tiến, việc này có liên quan tới một điển tích của Trung Hoa thời Tống (976-1003).
Chuyện kể có 5 người ở quận Tư Lăng cùng trúng tuyển một lần Hàn lâm Học Sỹ.
nên có câu thơ :
" Ngũ Phụng Tề Phi nhập Hán Lâm".
Cho tới nay truyền thống hiếu học của người Quảng Nam vẫn còn rất đáng nể !
(Nguyễn Văn Lộc sưu tầm)