Điều hành

Công văn - Thông báo

Banner Liên kết


Banner quảng cáo

Trường THCS Quế Cường

06/09/2013 02:51:39      5770 lượt xem

Địa chỉ: Thôn 1- Quế Cường -Quế Sơn - Điện thoại:05103656027 - Email: THCSQueCuong@gmail.com - Hiệu trưởng: Đỗ Đài - Phó Hiệu trưởng: Phan Nghệ - Phó Hiệu trưởng: Nguyễn Thị Hoà

KẾ HOẠCH CHIẾN LỰỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG 2010-2015

VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

Trường THCS Quế Cường được tách ra từ trường THCS Phú Cường sau một thời gian dài vắng bóng do cơ chế. Đến năm 2002 với sự quyết tâm nỗ lực phấn đấu của Đảng, chính quyền địa phương và toàn thể nhân dân xã nhà, vào ngày 10 tháng 4 năm 2002 trường THCS Quế Cường chính thức được thành lập với số lượng học sinh là 972 em. Số lớp 24 lớp. Số lượng CB GV CNV 45 người trong đó CBQL: 03; Giáo viên 37; CNV : 05; Đảng viên: 4 đ/c.

            Từ buổi sơ khai của những ngày đầu thành lập trường, trường hầu như chẳng có gì ngoài những dãy phòng học, nằm trên một diện tích mặt bằng rộng khá lý tưởng, còn bên trong là hoàn toàn trống rỗng, chỉ nhận được từ trường THCS Phú Cường vỏn vẹn 125 bộ bàn ghế và một số trang thiết bị dạy học đã cũ. Về phía đội ngũ từ lãnh đạo đến nhân viên ở nhiều nơi tụ tập về ( Quế Xuân, Quế Phú, Quế An, Quế Trung, Tiểu học…). Còn về phía học sinh  thì lạ trường, lạ lớp, đa số ở vùng điều kiện kinh tế khó khăn, chất lượng đầu vào thấp nên cũng là bài toán khá nan giải.

            Qua thời gian hoạt động phấn đấu và trưởng thành. Đến nay nhìn lại, chúng ta đã đạt một số thành tựu hết sức quan trọng đó là :

            + Về CSVC : Đã có một cơ ngơi khang trang bề thế gồm 12 phòng học cao tầng, được trang bị đầy đủ bàn ghế, bảng từ tính chống loá. Có phòng làm việc đầy đủ cho khu hành chính quản trị, có phòng truyền thống, nhà bảo vệ, nhà để xe, sân chơi bãi tập, khu thí nghiệm thực hành, thư viện thiết bị, phòng vi tính được trang bị tương đối đầy đủ các thiết bị bên trong, thư viện có đầy đủ sách báo, tạp chí phục vụ bạn đọc hàng ngày … Pa nô áp phích, biển bảng, tường rào, cổng ngõ được hình thành khá đẹp mắt.

            + Về CB-GV-CNV :

            Trong công tác chuyên môn nghiệp vụ luôn luôn phấn đấu tự học tự rèn nâng cao kiến thức về văn hoá cũng như tay nghề.Cụ thể từ đầu năm thành lập trường chỉ có 07 đ/c tốt nghiệp Đại học, đến nay đã có 26 giáo viên tốt nghiệp Đại học và 01giáo viên đang theo học các lớp đại học để nâng chuẩn lên trình độ cao hơn. Trong quá trình thực hiện công tác giảng dạy, giáo dục của mình đa số CB-GV-CNV đều thể hiện tính cần cù, siêng năng, sáng tạo, vận dụng tối đa các kiến thức có được, để truyền đạt cho học sinh có hiệu quả cao nhất, đặc biệt hiện nay hầu hết các Thầy cô giáo đều thành thạo máy vi tính, biết vận dụng công nghệ thông tin vào trong công tác dạy học.

            + Về thành tích thi đua: Trong 09 năm qua trường đã đạt 09  năm liền là trường Tiên tiến cấp huyện, hai năm đạt Lao động tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh được UBND tỉnh Quảng Nam tặng bằng khen (vào năm 2007-2008 ; 2009- 2010), trường được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001-2010 vào năm 2007. Hằng năm  Chi bộ,Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản HCM, Đội TNTPHCM, Chi hội cựu chiến binh đều đạt vững mạnh xuất sắc và được nhiều cấp tặng giấy khen.         

 

            Để phát huy truyền thống và thế mạnh hiện có nhà trường tiến hành hoạch định kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 nhằm định hướng phát triển, xác định mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển của nhà trường để đáp ứng yêu cầu đổi mới của nền kinh tế xã hội.

 

I.Tình hình nhà trường.

1- Môi trường bên trong:

1.1. Điểm mạnh.

* Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên

- Tổng số CB GV CNV: 49; Trong đó: CBQL: 03, GV: 41  Nhân viên: 5.

Công tác tổ chức quản lý của BGH nhạy bén, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai, kiểm tra đánh giá sâu sát. Được sự tin tưởng của cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên: Nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

* Chất lượng học sinh:

Năm học

Số HS

Số lớp

Xếp loại học lực

Xếp loại hạnh kiểm

HS Giỏi

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

Tốt

Khá

TB

Yếu

Huyện

Tỉnh

2006-2007

866

22

112/866

(12,9%)

271/866

(31,4%)

403/866

(46,5%)

77/866

(8,9%)

3/866

(0,3%)

636/866

(73,4%)

216/866

(24,8%)

14/866

(1,6%)

0

32

1

2007-2008

791

20

124/791

(15,7%)

263/791

(33,2%)

326/791

(41,2%)

77/791

(9,7%)

1/791

(0,1%)

585/791

(74%)

182/791

(23%)

24/791

(3%)

0

32

2

2008-2009

730

20

120/730

(16,4%)

220/730

(30,1%)

294/730

(39.9%)

92/730

(13%)

4/730

(0,5%)

545/730

(74,7%)

162/730

(22,2%)

23/730

(3,1%)

0

28

3

2009-2010

670

20

151/670

(22,5%)

222/670

(33,1%)

260/670

(38,8%)

37/670

(5,6%)

0

543/670

(81%)

116/670

(17,3%)

11/670

(1,6%)

0

26

1

 

 

* Về cơ sở vật chất

+ Phòng học: 12 phòng.

+ Phòng Thư viện : 01p - 56m2,

+ Phòng bộ môn: 02p- 56m2/ phòng

+ Phòng Tin học: 01p- 48m2 với 20 máy.

Cơ sở vật chất bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại (tuy nhiên chưa đồng bộ, phòng chức năng còn thiếu, nhiều trang thiết bị chưa đầy đủ).

 

2. Điểm hạn chế.

- Đội ngũ giáo viên, công nhân viên: Một bộ phận giáo viên tuổi cao nên việc tiếp cận đổi mới và tin học còn hạn chế. Thậm chí có giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay. Tỷ lệ giáo viên so với bộ môn còn chưa hợp lý, thiếu nhân viên y tế.

- Chất lượng học sinh: Học sinh có học lực TB, yếu kém còn cao, ý thức rèn luyện,  học tập chư­a tốt, bị tác động lớn bởi các hiện tượng tiêu cực của môi trường xã hội( tiếp giáp với khu vực Hương An nơi  giao lưu nhiều thành phần xã hội). Điều kiện kinh tế xã nhà còn nhiều khó khăn nên sự quan tâm đầu tư của phụ huynh còn nhiều hạn chế.

- Cơ sở vật chất: Chưa đồng bộ, thiếu hiện đại. Phòng học bộ môn chưa có, còn thiếu nhiều trang thiết bị dạy học, chưa xây dựng được phòng sinh hoạt cho tổ chuyên môn, hệ thống thoát nước chưa có, cổng ngõ còn tạm bợ chưa xứng tầm một trường đạt chuẩn quốc gia.

 

3. Thời cơ.

Được sự quan tâm của Đảng uỷ, HĐND, UBND và các Ban ngành đoàn thể trong địa phương hai xã Quế Cường- Hương An.

Được phụ huynh và học sinh tín nhiệm, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục học sinh.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sự phạm tốt.

4. Thách thức.

- Cơ sở vật chất – kỹ thuật chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu dạy học.

- Mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục và ý thức, động cơ học tập; sự quan tâm của cha mẹ học sinh, của xã hội trong thời kỳ hội nhập.

- Chất lượng của một số giáo viên, công nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều và đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên sa sút ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục.

5. Xác định các vấn đề ưu tiên.

- Đẩy mạnh công tác Phổ cập giáo dục trên cơ sở đảm bảo chất lượng giáo dục; trước mắt chống học sinh bỏ học, tập trung phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi. Phấn đấu đạt được trường có chất lượng cao.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên đủ Tâm và Tầm để thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong dạy – học và công tác quản lý để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.

- Từng bước tu sửa, nâng cấp, xây dựng và mua sắm mới cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu giáo dục.

- Đổi mới công tác quản lý trên cơ sở đáp ứng theo các yêu cầu của các chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục.

- Xây dựng văn hoá Nhà trường, tạo dựng môi trường thân thiện.

 

 II. SỨ MỆNH, CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI VÀ TẦM NHÌN:

1. Sứ mệnh:

          Tạo dựng được môi trường học tập thân thiện, có chất lượng giáo dục cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển hết tài năng của mình.

 

2. Các giá trị cốt lõi:

                           Tinh thần đoàn kết

                           - Khát vọng vươn lên

                           - Tính trung thực

                           - Tinh thần trách nhiệm

                           - Tính sáng tạo

                           -  Lòng tự trọng

                           - Tình nhân ái

                           - Sự hợp tác

3. Tầm nhìn:

      Trường THCS Quế Cường là một trong những trường chất lượng cao của huyện Quế Sơn. Nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn tới đỉnh cao của tri thức.

 

 III. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG:

1- Mục tiêu:

1.1. Các mục tiêu tổng quát

Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.

1.2. Các mục tiêu cụ thể

+ Mục tiêu ngắn hạn: Đến năm 2011, Trường THCS Quế Cường được công nhận trường đạt tiêu chuẩn “trường học thân thiện-học sinh tích cực”.

+ Mục tiêu trung hạn: Đến năm 2012, Trường THCS Quế Cường phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng thành công trường THCS đạt chuẩn quốc gia mức 2 giai đoạn 2010-2015.

+ Mục tiêu dài hạn: Đến năm 2020, Trường THCS Quế Cường phấn đấu đạt được các mục tiêu sau:

- Chất lượng giáo dục được khẳng định.

- Thương hiệu nhà trường được nâng cao.

- Đạt trường chuẩn quốc gia bậc trung học giai đoạn 2015-2020.

 

2- Chỉ tiêu:

            2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên.

- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 80%.

- Giáo viên nam dưới 50 tuổi, nữ dưới 45 tuổi sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm ứng dụng trong giảng dạy và công tác.

- Có trên 15% số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin.

- Phấn đấu  đến năm 2015 tất cả giáo viên đều tốt nghiệp Đại học.

2.2. Học sinh

- Chất lượng học tập:

          + Trên 60% học lực khá, giỏi (15% học lực giỏi)

                                  + Tỷ lệ học sinh có học lực yếu dưới 5% ; không có học sinh kém.

          + Xét TN THCS đạt 100 %.

          + Thi học sinh giỏi : Cấp Huyện trên 70% HS dự thi đạt giải;

                                            Cấp tỉnh trên 50% HS dự thi đạt giải.

- Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống:

          + Chất lượng đạo đức: 90% hạnh kiểm khá, tốt.

          + Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện.

2.3. Cơ sở vật chất.

- Lập đề án xin kinh phí xây dựng trường đạt chuẩn về cơ sở vật chất để hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2010-2012.

- Sửa chữa nâng cấp phòng học, phòng làm việc, phòng thư viện – thiết bị, trang bị thêm các thiết bị phục vụ dạy, học.

- Các phòng tin học, phòng chức năng được trang bị nâng cấp theo hướng hiện đại.

- Xây dựng môi trường sư phạm đảm bảo các tiêu chí “Xanh - Sạch - Đẹp- An toàn”.

3. Phương châm hành động :

“Chất lượng giáo dục là uy tín, là  danh dự của nhà trường”

 

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Các giải pháp chung

- Tuyên truyền trong CBGV và học sinh về nội dung kế hoạch chiến lược trên mọi phương tiện thông tin, lấy ý kiến để thống nhất nhận thức và hành động của tất cả các cán bộ, nhân viên trong Trường theo các nội dung của Kế hoạch chiến lược. Phát huy truyền thống đoàn kết, nhất trí của toàn Trường để quyết tâm thực hiện được các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.

- Xây dựng Văn hoá Nhà trường hướng tới các giá trị cốt lõi đã nêu ở trên.

- Tăng cường gắn kết có hiệu quả giữa Nhà trường với các cơ quan, đoàn thể doanh nghiệp, nhà tài trợ và cộng đồng.

 

2. Các giải pháp cụ thể

a.  Thể chế và chính sách:

-  Xây dựng cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân và tăng cường hợp tác với bên ngoài.

- Hoàn thiện hệ thống các quy định, quy chế về mọi hoạt động trong trường học mang tính đặc thù của Trường đảm bảo sự thống nhất.

 

b.  Tổ chức bộ máy:

- Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công bố trí lao động hợp lý, phát huy năng lực, sở trường của từng CBGV phù hợp với yêu cầu giảng dạy.

- Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các tổ chuyên môn trong Trường.

 

c. Công tác đội ngũ :

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

- Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ giáo viên theo hướng sử dụng tốt đội ngũ hiện có, đáp ứng được yêu cầu của công việc.

- Định kỳ đánh giá chất lượng hoạt động của cán bộ giáo viên thông qua các tiêu chí về hiệu quả, đóng góp cụ thể của cán bộ giáo viên đối với sự phát triển của Nhà trường. Trên cơ sở đó sẽ đề bạt, khen thưởng xứng đáng đối với những cán bộ GV có thành tích xuất sắc.

- Đầu tư có trọng điểm để phát triển đội ngũ cán bộ GV đầu đàn, cán bộ GV trẻ, có tài năng bố trí vào các vị trí chủ chốt của nhà trường.

- Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ  giáo viên, nhân viên đều tự hào, muốn cống hiến và gắn kết với Nhà trường.

 

d. Nâng cao chất lượng giáo dục:

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đứcvà chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.

- Định kỳ rà soát, đổi mới, kiểm định chất lượng chương trình giáo dục, nội dung và phương pháp giảng dạy theo xu hướng linh hoạt, hiện đại phù hợp với đổi mới giáo dục.

- Thực hiện tốt việc tự đánh giá chất lượng giáo dục THCS.

 

e. Cơ sở vật chất:

- Đầu tư có trọng điểm để hiện đại hoá các phòng học, các phòng chức năng, .

- Tiếp tục đầu tư máy tính và các thiết bị đảm bảo cho việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng mạng thông tin quản lý giữa giáo viên, các tổ chuyên với Nhà trường liên thông qua hệ thống nối mạng Lan và Internet.

 

f. Kế hoạch - tài chính:

- Xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm của từng tổ chuyên môn và  nhà trường.

- Xây dựng cơ chế tài chính theo hướng tự chủ hoạch toán, và minh bạch các nguồn thu, chi.

- Tham mưu với hội cha mẹ học sinh để tăng cường hỗ trợ đóng góp của phụ huynh HS

- Tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, cá nhân.

- Tham mưu xây dựng các phòng học bộ môn, hệ thống thoát nước và cổng ngõ.

g. Chương trình truyền thông, phát triển và quảng bá thương hiệu:

- Hiện đại và khai thác có hiệu quả website của trường. Cung cấp các thông tin về hoạt động giáo dục của trường qua các hội thảo, diễn đàn trao đổi, sách, báo, các tạp chí… Khuyến khích giáo  viên  tham gia tích cực vào các sự kiện, các hoạt động của cộng đồng và ngành.

- Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với Nhà trường. Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, nhân viên.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phát huy truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường.

 

V. VAI TRÒ CỦA CÁC BÊN THAM GIA

1. Phổ biến kế hoạch chiến lược:

Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, CNV nhà trường, cơ quan chủ quản, PHHS, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

2. Tổ chức: Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.

3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:

- Giai đoạn 1: Từ năm 2010 – 2012: Phấn đấu đạt chuẩn về chất lượng giáo dục; đầu tư hoàn chỉnh CSVC-TB; xây dựng ba hạng mục công trình phòng học bộ môn, hệ thống  thoát nước và cổng trường.

- Giai đoạn 2: Từ năm 2012 - 2015: Nâng cao chất lượng giáo dục. Xây dựng thành công trường THCS đạt chuẩn quốc gia mức 2 giai đoạn 2010-2015.

- Giai đoạn 3: Đạt trường chuẩn quốc gia bậc trung học giai đoạn 2015-2020.

4. Đối với Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, CNV nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Cụ thể:

- Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch chiến lược chung cho toàn Trường.

- Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình nghiên cứu lớn có liên quan đến nhiều đơn vị.

- Tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch hành động hàng năm của toàn trường và thực hiện kế hoạch chiến lược của toàn trường theo từng giai đoạn phát triển.

 

5. Đối với các Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai và chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục.

6. Đối với tổ trưởng chuyên môn: Chủ động tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

- Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể (từng năm) trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, hiệu quả, tác động, thời gian thực hiện, các nguồn lực thực hiện, người chịu trách nhiệm.

- Tổ chức và phân công thực hiện hợp lý cho các bộ phận, cá nhân phù hợp với trách nhiệm, quyền hạn và nguồn lực.

- Chủ động xây dựng các dự án phát triển của tổ chuyên môn, các tổ chức trong nhà trường.

7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, CNV: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

8- Đối với học sinh:

Không ngừng học tập, tích cực tham gia hoạt động để sau khi tốt nghiệp THCS có kiến thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu xã hội, tiếp tục học trung học hoặc học nghề.

Ra sức rèn luyện đạo đức để trở thành những người công dân tốt.

           9. Hội cha mẹ học sinh

- Hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất, cùng với nhà trường tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh thực hiện một số mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.

- Tăng cường giáo dục gia đình, vận động phụ huynh học sinh quan tâm đúng mức đối với con em, tránh tình trạng “khoán trắng” cho nhà trường.

 

10. Các Tổ chức Đoàn thể trong trường:

- Hàng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện các nội dung liên quan trong vấn đề thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển Nhà trường.

- Tuyên truyền, vận động mọi thành viên của Tổ chức mình thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trên, góp ý với Nhà trường điều chỉnh, bổ sung những nội dung phù hợp để có thể thực hiện tốt kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.

 

11- Kiến nghị với các cơ quan hữu trách:

- Đối với Phòng Giáo dục – Đào tạo Huyện Quế Sơn:

+ Phê duyệt Kế hoạch chiến lược và “bảo lãnh” cho Trường  trong thực hiện nội dung theo đúng Kế hoạch các hoạt động nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển.

+ Hỗ trợ, hướng dẫn về cơ chế chính sách, tài chính và nhân lực để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.

- Đối với chính quyền địa phương, UBND huyện Quế Sơn: Hỗ trợ tài chính hoạt động, nguồn nhân lực và đầu tư xây dựng trường lớp cho Nhà trường để thực hiện kế hoạch chiến lược.

  

  Duyệt của Phòng GD&ĐT Quế Sơn                                                               HIỆU TRƯỞNG

 

                                                                                                                            (đã ký và đóng dấu)

 

                                                                                                                                       Đỗ Đài

    

 

Tin liên quan

Videos

Thư viện Hình ảnh

Thống kê truy cập

Đang trực tuyến 3
Hôm nay 678
Tháng này 19579
Tổng truy cập 8291551
homescontents