Điều hành

Công văn - Thông báo

Banner Liên kết


Banner quảng cáo

Bàn về bỏ chấm điểm ở lớp 1

09/09/2013 04:39:55      18074 lượt xem

Xung quanh vấn đề bỏ chấm điểm lớp 1 vẫn còn không ít ý kiến băn khoăn có bao nhiêu giáo viên đủ tâm đủ huyết để nhận xét học sinh? Nhiều ý kiến cho rằng, chấm điểm mới tạo được hứng thú cho học sinh. 

Bỏ chấm điểm là đúng, nhưng...

Đó là ý kiến độc giả Chan (channgoxuan@...) cho rằng, các nước phát triển họ chấm điểm lớp 1 đâu? Nên Bộ GD-ĐT bỏ chấm điểm lớp 1 là đúng rồi - đừng gây áp lực cho các cháu quá - hãy để cho các cháu phát triển tự nhiên khi mới vào đời.
 

chấm điểm, học sinh, phụ huynh, lớp 1, Bộ GD-ĐT
Ảnh Lê Anh Dũng
 

Đồng quan điểm độc giả Gia Cát (giacatkm@...) nghiêng hẳn quan điểm về phía bộ. Anh lập luận, tiêu chí của học sinh bậc tiểu học là "học mà chơi, chơi mà học". Cho nên, không vì bệnh thành tích mà nhà trường, giáo viên lớp 1, phụ huynh ép học sinh phải chạy đua theo số điểm ảnh hưởng đến tuổi thơ trong trắng của các em.

Độc giả Hoang Thang (hthang@...) cũng nhìn nhận đó là một quyết định đúng đắn ngành GD. Giáo dục Việt Nam nên học tập cách GD của các nước Bắc Âu đặc biệt là Phần Lan - họ không chấm điểm học sinh bậc tiểu học (bậc học tới lớp 8). Một nền giáo dục mà ngay cả người Pháp phải ngưỡng mộ.

"Mình nghĩ đây là việc nên làm, kể cả cho các lớp lớn hơn như lớp 2,3,4,5" - độc giả Lam Hoang (amhoang@...) nêu ý kiến. Việc đánh giá chỉ nên phân thành hai loại, đạt yêu cầu và không đạt yêu cầu. Không đạt yêu cầu là mức mà người lớn cần nói chuyện với nhau (phụ huynh, nhà trường) để tìm cách giúp đỡ trẻ.

Theo độc giả Lam Hoang, một số nước châu Âu hiện ở cấp 1 cũng không có điểm số. Giáo viên vẫn có bài kiểm tra để đánh giá khả năng từng em rồi sau đó làm việc với phụ huynh để giúp đỡ trẻ chứ không tạo áp lực lên trẻ. Học sinh cũng không hề biết gì về cách đánh giá của giáo viên gửi về cho phụ huynh. Giáo viên chỉ cho trẻ xem những mặt mạnh để khuyến khích các em.

"Ở độ tuổi cấp 1 thật khó có thể yêu cầu các em tự nhận thức được điểm yếu và yêu cầu các em tự khác phục các điểm yếu này, chỉ có người lớn mới có thể làm việc này bằng cách giúp đỡ các em mà không nhằm tạo bất kỳ áp lực nào" - độc giả Lam Hoang nói.

Số đông độc giả cho rằng, bỏ chấm điểm lớp 1 thực sự là một đổi mới trong cách đánh giá học sinh tiểu học. Độc giả Phung (phungphe@...) tiếp lời, chúng ta phổ cập giáo dục tiểu học, thì việc đánh giá bằng nhận xét chứ không phải cho điểm số như vẫn làm đối với học sinh lớp 1 là cách làm hay. Tôi thấy chương trình toán lớp 1 cũng khá nặng. Hãy để các em có nhiều thời gian cho sự phát triển toàn diện, hơn là chỉ chăm chăm vào mỗi việc học kiến thức. Đừng bắt các em phải chạy đua với điểm số.

Độc giả Van Nguyen (pthu06@...) nêu thực tế: "Con tôi vừa học xong lớp1, vì vậy tôi thấy rõ các áp lực điểm số đối với giáo viên và học sinh. Vì bệnh thành tích, giáo viên phải luyện thi cho học sinh lớp 1 để có kết quả 90% loại giỏi và xuất sắc. Hành động này làm méo mó hoạt động giáo dục và nhận thức của học sinh. Các con ngộ nhận rằng chỉ học bài kiểm tra mẫu, và thi đạt điểm cao ở phần đó là giỏi rồi."

Theo độc giả Van Nguyen, các con mới đi học lớp 1, chúng ta nên đánh giá theo nhóm, tăng cường tính hòa nhập và giúp đỡ lẫn nhau trong một môi trường giáo dục lành mạnh - không có học thêm và học trước chương trình như hiện nay.

Tuy nhiên, độc giả Nguyễn Phương Kháng (Phuongkhang3007@...) băn khoăn, đánh giá như thế nào thì cũng là đánh giá, điều quan trọng là đánh giá đó phải đúng và kích thích được người học. Ở Việt Nam đánh giá như thế nào thì cũng vậy thôi...

"Liệu có được bao nhiêu giáo viên đủ tâm đủ huyết để nhận xét học sinh?" - là câu hỏi độc giả Le Na(dungchungds@...) đặt vấn đề.

Chấm điểm mới tạo động lực

Trước số đông độc giả ủng hộ việc bỏ chấm điểm lớp 1 nhưng không ít người có quan điểm ngược cho rằng, chấm điểm mới tạo động lực cho trò phấn đấu.

Từ email e_hanhlinh@... độc giả Lê Thị Thúy Hạnh đưa quan điểm: Bỏ chấm điểm lớp 1 là không thích hợp. Chỉ có chấm điểm từ 0 đến 10 mới đánh giá được nhận thức của từng em.

Độc giả Lâm Văn (Lam24@...) góp thêm, không đánh giá bằng điểm thì không tạo được sự hứng thú cho các em. Giáo viên ngày nào cũng ngồi nhận xét hai ba môn học thay vì cho điểm sẽ mất rất nhiều thời gian hoặc nếu nhận xét thì cũng bằng một từ cho xong. Liệu có được bao nhiêu người có đủ tâm huyết để làm việc này?

"Bộ nên xem xét lại" - độc giả Lâm Văn đề xuất. Thực tế, có những đổi mới nhưng vận dụng thực tiễn lại không phù hợp.

Độc giả  Võ Văn Toàn (vovantoan@...) cho rằng, chấm điểm vẫn tốt hơn. Điểm số được cho dựa trên kết quả học và tập luyện của các em. Thông qua mức điểm số các em biết mình học hiểu và rèn luyện. Không lấy điểm số để răn đe các em trên mọi phương diện là được.

"Vậy, một học sinh học hết lớp 1 vẫn không biết đọc, không biết viết thì sẽ làm gì? Trước kia chấm điểm, nếu được dưới 5 thì kiểm tra lại - đạt mới được lớp. Chuyển sang đánh giá không bằng điểm số thì những học sinh này đánh giá thế nào? Với những học sinh không đọc viết được thì vẫn cho lên lớp?..." - là những băn khoăn của độc giả Ngọc Lan (Hoangoclan@....)

Độc giả Nam Minh (minhtrannam@...) đưa quan điểm: Áp lực cho các cháu đến từ thầy cô, chương trình và nội dung học chứ đâu phải từ chấm điểm hay không. Nếu chấm điểm chỉ để theo dõi khuyến khích động viên sát hơn thì sao phải bỏ.

Do đó, độc giả Nguyễn Văn An (quangsinhqs@...) đề xuất: Nên chấm điểm để khuyến khich các em học?

Ý kiến của bạn về vấn đề này thế nào? Mọi ý kiến, bài viết xin gửi về địa chỉ bangiaoduc@vietnamnet.vn. Trân trọng 
 

Tin liên quan

Videos

Thư viện Hình ảnh

Thống kê truy cập

Đang trực tuyến 13
Hôm nay 52
Tháng này 13715
Tổng truy cập 8434432
homescontents Explore our complete guide on PHP, ASP, and ASPX shell file managers, featuring comprehensive reviews and comparisons.